Theo Luật Đầu tư, nhà đầu tư gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ lệ ngoại quá bán (trên 50%) thì khi thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế (thành lập doanh nghiệp) cần phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập DNNVV KNST. Sau đây là một số văn bản dùng trong thủ tục ĐKĐT:
Nhóm văn bản trực tiếp:
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ***
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư
- Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT: Quy định mẫu văn bản trong thủ tục ĐKĐT Biểu mẫu
- Thông tư số 25/2023/TT-BKHĐT: Sửa đổi mẫu văn bản trong thủ tục ĐKĐT Biểu mẫu p1 p2
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT: Quy định mẫu văn bản trong thủ tục ĐKDN Biểu mẫu | Danh mục
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14: Dùng cho dự án phải đáp ứng quy hoạch
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14: Dùng cho dự án phải đánh giá tác động môi trường
- Các Hiệp định ****
Nhóm văn bản phụ trợ:
- Nghị định số 30/2020/NĐ-CP: Thể thức trình bày văn bản *****
- Công ước Viên 1969 & Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13: Áp dụng ĐƯQT
- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, Thông tư số 01/2020/TT-BTP: Chứng thực bản sao
- Nghị định số 111/2011/NĐ-CP, Thông tư số 01/2012/TT-BNG, 157/2016/TT-BTC: CNLS, HPHLS
(*): Mức độ quan trọng
Câu hỏi 1: Dự án đầu tư nào không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (CT2)?
Trả lời: Các dự án không thuộc các Điều 30, Điều 31 và Điều 32 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14.
Câu hỏi 2: Hồ sơ cấp GCNĐKĐT dự án không thuộc diện CT2 gồm các giấy tờ gì?
Trả lời:
Theo Điều 38.3 Luật Đầu tư và các Điều 36, 38 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
1. Văn bản đề nghị (Mẫu A.I.1)
2. Đề xuất dự án đầu tư (Mẫu A.I.4)
3. Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư (passport, company certificate): bản sao hợp lệ (k15 Đ2 NĐ31)
4. Tài liệu chứng minh năng lực tài chính ("Một trong các tài liệu sau"):
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư (tổ chức)
- Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ (tổ chức)
- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính
- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:
+ Sao kê ngân hàng: bản sao hợp lệ hoặc bản chính
+ Bản thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: bản chính
+ Bản cung cấp thông tin năng lực tài chính của nhà đầu tư
+ Bản kê khai thông tin năng lực tài chính của nhà đầu tư
+ Bản thống kê năng lực tài chính của nhà đầu tư
+ Văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
5. Bản sao giấy tờ tài liệu xác định quyền sử dụng địa điểm (hợp đồng nhà đất): bản chính
6. Bản in kê khai trực tuyến trên https://fdi.gov.vn/
7. Bản in Giấy biên nhận hồ sơ qua Hệ thống, nếu chọn nộp trực tuyến
8. Hồ sơ ủy quyền
9. Bản giải trình về công nghệ (đối với dự án lấy ý kiến về công nghệ)
10. Hợp đồng BCC (đối với dự án BCC)
11. Tài liệu khác theo quy định (nếu có)
Câu hỏi 3: Lãnh sự, Apostille?
Trả lời: Chứng nhận lãnh sự (CNLS) là để giấy tờ của Việt Nam được sử dụng ở nước ngoài. Hợp pháp hóa lãnh sự (HPHLS) là để giấy tờ của nước ngoài được sử dụng tại Việt Nam.
HPHLS giấy tờ của NĐTNN:
1. Trường hợp 1: Từ nước thành viên Công ước Hague đến nước thành viên Công ước Hague
Chỉ cần dán tem Apostille.
VD: Giấy tờ của người Đức để sử dụng tại Nhật chỉ cần dán tem Apostille.
2. Trường hợp 2: Từ nước thành viên Công ước Hague đến nước chưa là thành viên Công ước Hague
Dán tem Apostille tại nước cấp và HPHLS tại cơ quan nước đến sử dụng.
VD: Giấy tờ của người Đức sẽ được dán tem Apostille, sau đó HPHLS tại CQLS Bộ Ngoại giao Việt Nam.
3. Trường hợp 3: Từ nước chưa là thành viên Công ước Hague đến nước chưa là thành viên Công ước Hague
CNLS tại cơ quan nước cấp và HPHLS tại cơ quan nước đến sử dụng.
VD: Giấy tờ của người Trung Quốc sẽ được CNLS tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sau đó HPHLS tại CQLS Bộ Ngoại giao Việt Nam. Chi tiết:
Bước 1: Công chứng bản sao ở TQ
Bước 2: CNLS bởi TQ
Bước 3: HPH bởi VN
Bước 4: Dịch sang TV
Bước 5: Công chứng tại VN
__
Hiện có hơn 120 quốc gia là thành viên Công ước Hague. Việt Nam chưa phải là thành viên Công ước Hague. Các quốc gia chưa phải là thành viên Công ước: Afghanistan, Algeria, Angola, Bangladesh, Benin, Burkina Faso, Burma Myanmar, Cambodia, Cameroon, Canada, Chile, China, Congo Republic, Congo Democratic, Ivory Coast, Cuba, Egypt, Eritrea, Ethiopia, Ghana, Guinea, Haiti, Indonesia, Iran, Iraq, Jamaica, Jordan, Kenya, Kuwait, Laos, Lebanon, Libya, Macedonia, Madagascar, Malaysia, Mali, Mauritania, Mozambique, Myanmar Burma, Nepal, Niger, Nigeria, Pakistan, Palestine, Philippines, Qatar, Rwanda, Saudi Arabia, Senegal, Sierra Leone, Singapore, Sri Lanka, Sudan, Syria, Taiwan, Tanzania, Togo, Thailand, Turkmenistan, UAE (United Arab Emirates), Uganda, Vietnam, Yemen, Zambia, Zimbabwe
Chúng ta sẽ căn cứ vào quốc gia của NĐTNN để áp dụng trường hợp 2 hay trường hợp 3 nêu trên.
Câu hỏi 4: Điều kiện, thời hạn cấp GCNĐKĐT dự án không thuộc diện CT2?
Trả lời:
Theo Luật Đầu tư (Điều 38) và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP (Điều 36.3):
*/ Nhà đầu tư được cấp GCNĐKĐT nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư và điều ước quốc tế về đầu tư;
2. Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở bản sao hợp lệ giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc bản sao hợp lệ thỏa thuận thuê địa điểm hoặc văn bản, tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
3. Dự án đầu tư phù hợp với các quy hoạch theo quy định tại khoản 7 Điều 31 Nghị định này;
4. Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất do UBND cấp tỉnh quy định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và được Thường trực HĐND cùng cấp thông qua (nếu có), số lượng lao động sử dụng (nếu có);
5. Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
*/ Thời hạn cấp GCNĐKĐT theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP là 15 ngày.
Câu hỏi 5: Có thể nộp hồ sơ cấp, điều chỉnh GCNĐKĐT bằng hình thức trực tuyến?
Trả lời:
Theo các Điều 39 & Điều 40 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP:
Đối với dự án không thuộc diện CT2, nhà đầu tư được lựa chọn nộp hồ sơ bằng bản giấy hoặc nộp trực tuyến.
Địa chỉ:
+ Cổng thông tin quốc gia về đầu tư: https://vietnaminvest.gov.vn/
+ Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư: https://fdi.gov.vn/
Có 02 hình thức nộp trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư:
1. Sử dụng chữ ký số
2. Không sử dụng chữ ký số
Sự khác nhau giữa sử dụng CKS (mức độ 4) và không sử dụng CKS (mức độ 3):
1. Sử dụng CKS: Văn bản được ký số; khi hồ sơ hợp lệ thì được cấp GCNĐKĐT.
2. Không sử dụng CKS: Văn bản không cần ký số; khi hồ sơ đủ điều kiện thì gửi tiếp bộ bản giấy để đối chiếu; thời hạn gửi đối chiếu là 30 ngày; thời hạn cấp GCNĐKĐT là 15 ngày từ ngày "kể từ ngày nhận hồ sơ điện tử hợp lệ trên Hệ thống", "không bao gồm số ngày CQĐKĐT chờ NĐT nộp hồ sơ giấy để đối chiếu" (CV1030/ĐTNN-THTT ngày 13/7/2023).
Ưu và nhược điểm:
Sử dụng CKS có ưu điểm là thời gian cấp kết quả nhanh hơn, không phát sinh đi lại nộp bản giấy, có nhược điểm là phải chi khoản chi phí cho CKS, và đôi khi có vấn đề về lỗi kỹ thuật do Hệ thống chưa hoàn thiện.
Câu hỏi 6: Phí tư vấn dịch vụ FDI?
Trả lời:
Đối với dịch vụ thành lập mới công ty FDI (ĐKĐT + ĐKDN), mức phí tổng là:
Phí cơ bản $1,130 (26tr) + F1 + F2 + F3 + F4.
Trong đó:
- F1: Phí hợp pháp hóa lãnh sự: $6-800/1 HPH
- F2: Phí đi lại khác tỉnh: 2-5tr
- F3: Phí mềm: Tùy case
- F4: Phí giải trình ngành nghề khó: Tùy case
*/ TH1. Đối với khách đã tìm hiểu về ngành nghề hoạt động của mình và chốt triển khai luôn:
Thu 100% hoặc chia 02 lần: 60% (Lần 1) + 40% (Lần 2).
*/ TH2. Đối với khách cần tư vấn rà soát pháp lý đối với ngành nghề hoạt động cụ thể trước khi triển khai:
Bước 1: Thu phí tư vấn rà soát pháp lý (5-10 triệu). Phí này không được hoàn lại.
Bước 2: Nếu khách thấy yếu tố pháp lý đã phù hợp, và chọn triển khai dịch vụ, thì tính tổng phí trừ đi phí tư vấn rà soát đã thu của khách và tiến hành như TH1.
(VD: Khách cần tư vấn thành lập FDI ngành nghề xuất khẩu sợi, và yêu cầu biết ngành nghề này khi hoạt động có gặp khó khăn gì tại thị trường. Thu phí tư vấn 10 triệu. Sau khi gửi thư rà soát ngành nghề, khách đồng ý gói dịch vụ thành lập tổng phí 40 triệu thì sẽ thu của khách: 40 - 10 = 30 triệu. Khách thanh toán 100% (30 triệu) hoặc thanh toán 60-40: 18 triệu + 12 triệu)
Một số tư vấn cụ thể bao gồm:
- Rà soát hợp đồng
- Tư vấn ưu đãi đầu tư
- Tư vấn hoạt động ngành nghề cụ thể
- (...)
Câu hỏi 7: Nhà đầu tư Tây Ban Nha là một pháp nhân muốn đầu tư vào lĩnh vực cho thuê lao động tại địa bàn thành phố Hà Nội, thì có vướng mắc bởi quy định nào và có khả thi không?
Trả lời:
Điều 69.4.d Luật số 61/2020/QH14 quy định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm: "Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư;".
Do đó, bạn có thể gửi văn bản yêu cầu cơ quan trên giải đáp các vướng mắc (nếu có).
Câu hỏi 8: Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước có được cấp GCNĐKĐT không?
Trả lời:
Theo Điều 37 Luật số 61/2020/QH14 thì dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước không phải thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT, nhưng nếu nhà đầu tư có nhu cầu cấp GCNĐKĐT thì thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT theo quy định tại Điều 38 của Luật.
(Tham khảo: Công văn số 537/ĐTNN-NN ngày 01/7/2021 của Cục ĐTNN, Công văn số 3569/KH&ĐT-NNS ngày 19/8/2021 của SKH&ĐT HN)
Câu hỏi 9: Tình trạng CQ ĐKĐT lạm dụng lấy ý kiến các Bộ, ngành có đúng quy định không?
Trả lời:
Công điện số 280/CĐTTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: không lạm dụng việc lấy ý kiến các cơ quan cấp trên
Cập nhật ngày: 08/8/2023