Câu hỏi 1: Hiện nay có những loại cơ sở thẩm mỹ nào được cấp phép?
Trả lời: Theo Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 chúng ta có:
Điều 41. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện;
b) Cơ sở giám định y khoa;
c) Phòng khám đa khoa;
d) Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình;
đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
e) Nhà hộ sinh;
g) Cơ sở chẩn đoán;
h) Cơ sở dịch vụ y tế;
i) Trạm y tế cấp xã và tương đương;
k) Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác.
Như vậy, theo luật chúng ta có 04 nhóm:
1. Cơ sở dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (spa, nail, cắt tóc, gội đầu)
2. Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ (phun xăm không tiêm)
3. Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ
4. Bệnh viện thẩm mỹ và bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ
Bệnh viện, phòng khám phải có giấy phép hoạt động. Nhân lực phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.
Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không cần phải có giấy phép hoạt động nhưng có văn bản thông báo gửi Sở Y tế trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày. Người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ; phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo SYT HN:
(Trích báo: https://vietnamnet.vn/nhung-co-so-tham-my-nao-duoc-phep-hut-mo-nang-nguc-604990.html)
- Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ (các thẩm mỹ viện, spa) chỉ được phép làm các dịch vụ phun xăm thẩm mỹ, chăm sóc da thông thường, tuyệt đối không được cung cấp các dịch vụ y tế (các dịch vụ từ tiêm, truyền cho tới can thiệp có xâm lấn).
- Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ là cơ sở do Sở Y tế cấp phép hoạt động, được phép làm một số phẫu thuật gây tê tại chỗ có quy định trong giấy phép hành nghề như: nâng mũi, cắt mí mắt, sửa da vùng mặt và cổ, tạo má lúm đồng tiền, tạo hình cằm lẹm, cằm chẻ,…
- Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải có bác sĩ phụ trách chuyên môn là người có chứng chỉ hành nghề, có thời gian thực hành tối thiểu 54 tháng theo Luật Khám bệnh chữa bệnh.
- Ngoài ra, phòng khám phải đáp ứng điều kiện về khu vực tiếp đón, khu vực phòng khám, phòng phẫu thuật thủ thuật, đáp ứng đầy đủ về trang thiết bị mới được cấp phép hoạt động.
- Bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ và bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ do Bộ Y tế cấp phép. Duy nhất loại hình này được thực hiện các phẫu thuật lớn, phẫu thuật gây mê, gây tê tủy sống,…
- Cụ thể, những phẫu thuật như nâng ngực, hút mỡ bụng, tạo hình thành bụng, độn mông, căng da mảng lớn,… đều chỉ được phép thực hiện tại bệnh viện.
- Hiện Hà Nội có khoảng 10 bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ và bệnh viện đa khoa có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, bao gồm cả bệnh viện công lập và tư nhân. Số phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ được Sở Y tế Hà Nội cấp phép là khoảng 80 cơ sở. (2019)
Theo SYT HCM:
(Trích báo: https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/kien-quyet-xu-ly-nghiem-cac-co-so-hanh-nghe-tham-my-va-quang-cao-trai-phep-1491892874)
Ngày 15/4/2022, Sở Y tế TPHCM đã có thông tin liên quan đến phản ánh của cơ quan báo chí về tình trạng hành nghề thẩm mỹ “chui” trên địa bàn TP.
Sở Y tế TP cho biết, quy định của pháp luật, ngoại trừ các bệnh viện thẩm mỹ, có thể chia các cơ sở cung ứng các “dịch vụ làm đẹp” thành 3 nhóm khác nhau, trong đó, có nhóm hoàn toàn không thuộc sự quản lý và cấp phép của ngành y tế, có nhóm phải được Sở Y tế cấp phép hoạt động.
Cụ thể, nhóm 1 (cơ sở dịch vụ chăm sóc sắc đẹp), là những cơ sở chăm sóc da (spa), cơ sở cắt tóc, gội đầu, làm móng… Những cơ sở này hoàn toàn không sử dụng thuốc gây tê dưới bất cứ dạng gì, không cần điều kiện quy định về y tế. Do đó, chỉ cần giấy phép kinh doanh do UBND quận, huyện cấp (nếu loại hình hộ kinh doanh) hoặc do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp (nếu loại hình doanh nghiệp), không cần Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động.
Nhóm 2 (cơ sở dịch vụ thẩm mỹ), là những cơ sở thực hiện phun, xăm, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Những cơ sở này không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động, chỉ cần giấy phép kinh doanh do UBND quận, huyện cấp (nếu loại hình hộ kinh doanh) hoặc do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp (nếu loại hình doanh nghiệp). Tuy nhiên, người thực hiện kỹ thuật phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp và phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu quy định, gửi về Sở Y tế để được công khai trên Cổng thông tin điện tử Sở Y tế trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.
Nhóm 3 (các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ) là những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ ngoại khoa (phẫu thuật thẩm mỹ) hoặc thẩm mỹ nội khoa (thẩm mỹ da) có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người) hoặc xăm, phun, thêu trên da nhưng có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Những cơ sở này, ngoài giấy phép kinh doanh do UBND quận, huyện cấp (nếu loại hình hộ kinh doanh) hoặc do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp (nếu loại hình doanh nghiệp), khi hoạt động, bắt buộc phải được Sở Y tế cấp Giấy phép hoạt động và phê duyệt danh mục kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Theo Sở Y tế TP, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ này có rất nhiều hình thức hoạt động. Đó là bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ; bệnh viện đa khoa, chuyên khoa có khoa/đơn vị thẩm mỹ; bệnh viện đa khoa, chuyên khoa có khoa/đơn vị da liễu; phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ; phòng khám chuyên khoa da liễu. Cho dù là bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa đều phải đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc cấp cứu thiết yếu và trình độ chuyên môn của bác sĩ theo quy định và được Bộ Y tế, Sở Y tế thẩm định đủ điều kiện mới cấp phép hoạt động.
Trên địa bàn TP hiện có 20 bệnh viện thẩm mỹ, 28 bệnh viện đa khoa có khoa/đơn vị thẩm mỹ, 5 phòng khám đa khoa có chuyên khoa thẩm mỹ, 226 phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ (tất cả đều thuộc nhóm 3) và 46 cơ sở dịch vụ thẩm mỹ (xăm, phun thêu) đã công bố trên Cổng thông tin Sở Y tế (nhóm 2) và các cơ sở chăm sóc da, spa, cắt tóc, gội đầu, làm móng (nhóm 1).
Sở Y tế TP cho biết, dù thuộc loại hình nào, để kiểm soát và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thẩm mỹ, Sở Y tế đề nghị các Phòng Y tế quận, huyện, TP Thủ Đức chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND quận, huyện triển khai các giải pháp quyết liệt hơn trong quản lý hành nghề và dạy nghề trái phép trên địa bàn và phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở Y tế và Thanh tra các Sở khác có liên quan để cương quyết xử lý nghiêm, mang tính răn đe cao.
Ngành Y tế rất mong người dân tiếp tục cung cấp các thông tin phản ánh liên quan đến các cơ sở hành nghề và quảng cáo trái phép để cương quyết xử lý nghiêm theo quy định qua kênh thông tin “Y tế trực tuyến” để có cơ sở xử lý hoặc phối hợp xử lý theo quy định. Bên cạnh đó, Thanh tra Sở Y tế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Công an TP, Công an địa phương xử lý triệt để các cơ sở hành nghề trái phép trá hình.
____
Luật mới
Theo Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15:
Điều 48. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện;
b) Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Nhà hộ sinh;
d) Phòng khám;
đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
e) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;
g) Trạm y tế;
h) Cơ sở cấp cứu ngoại viện;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
k) Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo Nghị định số 96/2023/NĐ-CP, hiện nay chúng ta có:
Điều 39. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Bệnh viện bao gồm các hình thức sau đây:
a) Bệnh viện đa khoa;
b) Bệnh viện y học cổ truyền;
c) Bệnh viện răng hàm mặt;
d) Bệnh viện chuyên khoa.
2. Phòng khám bao gồm các hình thức sau đây:
a) Phòng khám đa khoa;
b) Phòng khám chuyên khoa;
c) Phòng khám liên chuyên khoa;
d) Phòng khám bác sỹ y khoa;
đ) Phòng khám y học cổ truyền;
e) Phòng khám răng hàm mặt;
g) Phòng khám dinh dưỡng;
h) Phòng khám y sỹ đa khoa.
3. Trạm y tế.
4. Nhà hộ sinh.
5. Phòng chẩn trị y học cổ truyền.
6. Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng bao gồm các hình thức sau đây:
a) Cơ sở xét nghiệm;
b) Cơ sở chẩn đoán hình ảnh;
c) Cơ sở xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình.
8. Cơ sở kỹ thuật phục hình răng.
9. Cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng.
10. Cơ sở tâm lý lâm sàng.
11. Cơ sở dịch vụ điều dưỡng.
12. Cơ sở dịch vụ hộ sinh.
13. Cơ sở chăm sóc giảm nhẹ.
14. Cơ sở cấp cứu ngoại viện.
15. Cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ.
16. Cơ sở lọc máu.
Điều 40. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động chung đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
12. Cơ sở có cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ dưới đây hoặc có sử dụng sản phẩm có tác dụng dược lý phải được thành lập theo một trong các hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc phòng khám chuyên khoa:
a) Dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) nhằm:
- Làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, tăng cân nặng, giảm cân nặng (giảm béo, giảm mỡ cơ thể);
- Khắc phục khiếm khuyết hoặc tạo hình theo ý muốn đối với các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người);
- Tái tạo, phục hồi tế bào hoặc bộ phận hoặc chức năng cơ thể người.
b) Dịch vụ xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm.
Như vậy, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ có 03 loại hình tổ chức bao gồm:
1. Bệnh viện
2. Phòng khám đa khoa
3. Phòng khám chuyên khoa
Ngoài ra,
Câu hỏi 2: Thẩm mỹ viện liên kết với một số bác sĩ phòng khám, bệnh viện theo dạng “hai trong một” có được phép không?
Trả lời: Theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP:
Điều 12. Nguyên tắc đăng ký hành nghề
1. Người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người hành nghề chỉ được đăng ký làm người phụ trách một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Không được đồng thời làm người phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
3. Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể kiêm nhiệm phụ trách một khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề đã được cấp.
4. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ.
5. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước không được đăng ký làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.
6. Người hành nghề đã đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký hành nghề ngoài giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
7. Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau và tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200 giờ theo quy định của Bộ luật lao động. Người hành nghề phải bảo đảm hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký.
8. Người hành nghề đã đăng ký hành nghề ở một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ luân phiên người hành nghề, khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc thực hiện kỹ thuật chuyên môn theo hợp đồng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhau thì không phải đăng ký hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này.
Theo đó, người hành nghề đã đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký hành nghề ngoài giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau và tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200 giờ theo quy định của Bộ luật lao động. Người hành nghề phải bảo đảm hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì một người được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì được thực hiện việc khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, tức là bác sĩ đang công tác tại bệnh viện công lập không được khám bệnh trong giờ hành chính tại phòng khám ngoài bệnh viện công tác.
Đối với cơ sở thẩm mỹ, nếu không được cấp phép hoặc không đủ điều kiện mà vẫn cung cấp dịch vụ thì theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP XPVPHC:
Điều 39. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
đ) Cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a và đ khoản 6 Điều này;
Điều 40. Vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại các cơ sở không phải là bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
đ) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.
...
Điều 38. Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đeo biển tên;
b) Không sử dụng trang bị phòng hộ theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi vượt quá khả năng chuyên môn hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề nhưng không báo cáo với người có thẩm quyền hoặc không giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết;
b) Yêu cầu người bệnh thanh toán đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh chưa được niêm yết công khai theo quy định của pháp luật;
c) Làm lộ tình trạng bệnh, thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định;
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người hành nghề đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau; tổng thời gian làm ngoài giờ vượt quá quy định của Bộ luật Lao động; người hành nghề thực hiện hành nghề không đúng thời gian đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được bán thuốc y học cổ truyền theo quy định của pháp luật;
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật;
e) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh;
g) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động không có biển hiệu hoặc có biển hiệu không có đủ các thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật;
b) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
c) Ghi tên các khoa, phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng với hồ sơ giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi người hành nghề theo quy định của pháp luật;
c) Thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết;
d) Thu cao hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán, trừ trường hợp khoản thu chênh lệch do sử dụng dịch vụ theo yêu cầu, do vượt quá phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế;
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu;
c) Áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế;
đ) Cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
Điều 40. Vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hoặc lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định của pháp luật;
b) Không ghi sổ y bạ hoặc sổ y bạ cấp cho người bệnh điều trị ngoại trú không ghi rõ, đầy đủ thông tin cá nhân của người bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơn thuốc theo quy định và thời gian khám lại;
c) Không lưu trữ hồ sơ, bệnh án theo quy định của pháp luật;
Điều 41. Vi phạm quy định về sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú và trong thời gian lưu người bệnh ngoại trú để theo dõi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc bệnh án các thông tin về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng thuốc khi kê đơn thuốc theo quy định của pháp luật;
Câu hỏi 3: Làm sao để biết được đâu là một phòng khám được cấp phép?
Trả lời: Theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định:
Điều 41. Quy định về nội dung biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cấp giấy phép hoạt động phải có biển hiệu theo quy định của pháp luật về biển hiệu, không sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trên biển hiệu và có đủ các thông tin cơ bản sau đây:
1. Tên đầy đủ của cơ sở, số giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Địa chỉ của cơ sở ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; số điện thoại.
3. Thời gian làm việc hằng ngày.
Thông thường, Phòng khám chuyên khoa PTTM sẽ treo biển hiệu như sau:
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA PTTM VIỆT NAM
BS Phụ trách: Nguyễn Văn A
Số CCHN: 0001234/HN-CCHN
Số GPHĐ: 01332/SYT-GPHĐ
Giờ làm việc: 08h00 - 20h00
Nghị định số 10