QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH SỐ 15/2023/QH15
Điều 48. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện;
d) Phòng khám;
Điều 50. Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
2. Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Hình thức tổ chức;
c) Địa chỉ hoạt động;
d) Phạm vi hoạt động chuyên môn;
đ) Thời gian làm việc hằng ngày.
Điều 60. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
3. Công khai thời gian làm việc và danh sách người hành nghề, thời gian làm việc của từng người hành nghề tại cơ sở.
4. Niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
7. Tự đánh giá chất lượng và công khai kết quả đánh giá chất lượng theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 58 của Luật này.
Điều 58. Đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
3. Hằng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này.
5. Kết quả đánh giá chất lượng được công khai tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 57. Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tiêu chuẩn chất lượng là các tiêu chuẩn, yêu cầu về quản lý và chuyên môn kỹ thuật dùng làm cơ sở để đánh giá chất lượng của dịch vụ kỹ thuật hoặc của từng chuyên khoa hoặc của toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động, bao gồm:
a) Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;
b) Tiêu chuẩn chất lượng nâng cao đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;
c) Tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành;
d) Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài ban hành được Bộ Y tế thừa nhận.
NGHỊ ĐỊNH SỐ 96/2023/NĐ-CP
Điều 70. Quy định về nội dung biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cấp giấy phép hoạt động phải có biển hiệu theo quy định của pháp luật về biển hiệu, không sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trên biển hiệu và có đủ các thông tin cơ bản sau đây:
1. Tên đầy đủ của cơ sở.
2. Hình thức tổ chức.
3. Số giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
4. Địa chỉ của cơ sở ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; số điện thoại.
5. Thời gian hoạt động.
Như vậy, Bệnh viện, Phòng khám là "cơ sở khám bệnh, chữa bệnh", phải có biển hiệu có đủ các thông tin cơ bản: Tên đầy đủ của cơ sở, Hình thức tổ chức (Bệnh viện/Phòng khám), Số GPHĐ, Địa chỉ, số điện thoại, Thời gian hoạt động và phải công khai, niêm yết Danh sách người hành nghề, thời gian làm việc của từng người hành nghề tại cơ sở, Giá dịch vụ tại cơ sở. Đặc biệt là phải công khai Kết quả đánh giá chất lượng tại cơ sở.
NGHỊ ĐỊNH SỐ 117/2020/NĐ-CP
Điều 38. Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đeo biển tên;
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được bán thuốc y học cổ truyền theo quy định của pháp luật;
b) Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
Điều 39. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động không có biển hiệu hoặc có biển hiệu không có đủ các thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật;
b) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
c) Ghi tên các khoa, phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng với hồ sơ giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết;
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
Trước kia xử phạt thẩm mỹ viện không xâm lấn nếu không thông báo STY trước 10 ngày, nhưng từ 01/01/2024 Nghị định quy định chi tiết Luật KCB bỏ quy định cơ sở phải thông báo nên không có chế tài xử phạt đối với cơ sở không thông báo. Dẫn đến STY không quản lý các cơ sở này.
...
Explore the topic:
> Chi phí 'bôi trơn', 'chạy' dự án được giới trong ngành cho biết từ 15-30%
> Bệnh viện khó khăn, vướng mắc về mua sắm thiết bị y tế
Quản lý hành nghề Y:
Quản lý hành nghề Dược:
---