Tình trạng lạm dụng Điều 330 BLHS về tội chống người thi hành công vụ

Hiện nay có nhiều hội thảo tranh luận đối với việc áp dụng đồng bộ Điều 330 Bộ luật hình sự (BLHS) về "Tội chống người thi hành công vụ".

Theo Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13:

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.

Có hai cụm từ ở đây là: "chống" và "người thi hành công vụ".
1. "Chống" là gì?
2. "Người thi hành công vụ" là gì?

Theo như con số thống kê thì hiện nay chủ yếu việc khởi tố theo Điều 330 BLHS liên quan đến chống lực lượng công an, mặc dù ở các lĩnh vực khác cũng xảy ra hành vi tương tự nhưng hiếm có việc khởi tố, dẫn đến sự không đồng bộ trong việc đối xử cùng một hành vi đối với giữa khu vực các cơ quan, dẫn đến cử tri đặt vấn đề về sự phân biệt đối xử trong thực thi công vụ.

Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật cấp luật trở lên giải thích từ ngữ "chống" tại Điều 330 BLHS. "Chống" không đồng nghĩa với "cản trở", "gián đoạn", "trì hoãn", v.v... mà thực tế nhiều hành vi giải thích, hướng dẫn chiến sỹ lại bị coi là "chống".

Ở một khía cạnh nào đó, việc giải thích, hướng dẫn là giúp các chiến sỹ thực hiện đúng điều khoản văn bản quy phạm pháp luật thì hay bị xem là "chống", dẫn đến việc nhiều cán bộ, chiến sỹ lạm dụng quyền lực để gây những bất lợi cho nhân dân, doanh nghiệp.

"Người thi hành công vụ" không nên hiểu một cách mặc định là người gắn trên mình chức vụ đơn thuần, mà còn phải căn cứ vào nhiệm vụ được giao tại một thời điểm nhất định. Ví dụ: Một trung tá công an mặc áo quân phục nhưng đi trên đường ngoài giờ hành chính, không được cơ quan giao thực hiện nhiệm vụ cụ thể thì tuy chiến sỹ đó là chiến sỹ công an nhưng không phải là người thi hành công vụ tại thời điểm đó.

Vì vậy, nhiều ý kiến của đại biểu, luật gia cho rằng, để tuyên bố thế nào là hành vi "chống" thì phải do Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích theo Chương XIV Luật số 80/2015/QH13, tức là Tòa án cũng không có đủ thẩm quyền định nghĩa từ này.

Ngoài ra, còn cho rằng nên bình đẳng trong việc khởi tố hành vi trên giữa khu vực công an với khu vực khác theo tinh thần không cục bộ, thiên lệch cho ngành mình dẫn đến hoài nghi trong nhân dân (ví dụ, cùng một hành vi gây cản trở cho cán bộ thì ở lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, môi trường, xây dựng, tài chính chúng ta hiếm thấy cơ quan tư pháp khởi tố hành vi chống nhưng riêng với khu vực công an thì luôn khởi tố rất nhanh, dẫn đến việc thiếu bình đẳng trong áp dụng luật.


Nghị định số 208/2013/NĐ-CP phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đối với người thi hành công vụ:
a) Vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ;
b) Tham nhũng, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực trong khi thi hành công vụ;
d) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ;
đ) Lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác;
Điều 9. Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, quy trình, quy chế, kế hoạch công tác
2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ phải thực hiện đúng các phương án, quy trình, quy chế, kế hoạch công tác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giữ đúng lễ tiết, tác phong, kỷ luật công tác.

 

__

Một căn cứ để VKSND Cấp cao kháng nghị là ông Triệu đã chỉ đạo bà Thảo cất giấu bảng tên trước khi vào quay phim, chụp ảnh. Điều này không đúng quy định theo Luật Cán bộ, Công chức và Nghị định số 208/2013/NĐ-CP: https://plo.vn/khang-nghi-vu-doan-kiem-tra-phong-chong-dich-o-lam-dong-bi-danh-khi-thi-hanh-cong-vu-nhung-cat-giau-bang-ten-post722900.html

 

Pinklaw Vietnam